Con rồng là một con vật thời xưa được tôn sùng nhất, vì nó tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, nên đã được dùng để trang trí trong kiến trúc cung đìnhmang đậm bản sắc dân tộc. Nó bắt nguồn từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” của người Việt. Mặc dầu đã trải qua thời kỳ Bắc thuộc kéo dài suốt một nghìn năm, con rồng Việt Nam vẫn xuất hiện rõ nét dưới thời Lý, với hình ảnh con rồng bay lên, mà vua Lý Thái Tổ đã dùng để đặt tên cho đất đế đô là Thăng Long Thành, tượng trưng cho khí thế vươn cao của dân tộc.
Con rồng Việt Nam cũng có những chi tiết khác với con rồng Trung Quốc như bờm dài, có râu cằm, không sừng, mắt lồi to, hàm rộng mở, có răng nanh, lưỡi dài, đặc biệt là có cái mào ở mũi. Đầu rồng luôn hướng lên để đớp lấy viên ngọc thể hiện một ý chí, một ngưỡng vọng về tinh thần nhân văn cao quí. Đây chính là một hình tượng hoàn hảo về mỹ thuật đặc trưng của dân tộc ta, vì thân hình uốn éo của nó mang một nhịp điệu hoàn mỹ, vừa đẹp vừa mạnh.
Con rồng đã được dùng để trang trí cho các cung điện, qua các triều vua từ Lý - Trần - Lê đến Nguyễn, và các chùa chiền, đình miếu tôn nghiêm trong cả nước với hình ảnh Lưỡng long triều nguyệt, Lưỡng long tranh châu, Lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu hoặc Hồi long triều nguyệt (hai con rồng quay đầu lại chầu mặt trăng).
Chủng tôi đã có dịp quan sát sự khác biệt ấy trong những lần qua thăm Trung Quốc và Nhật Bản . Khi tới thăm Cố cung ở Bắc Kình, chúng tôi thấy sựtrang trí của điện Thái Hòa bên ấy cũng khác với sự trang trí của điện Thái! Hòa ở cố đô Huế.
Trên bờ nóc điện Thái Hòa ở Bắc Kinh, chiều cao gần 40 mét, không có đắp lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu hoặc Lưỡng long triều nguyệt,mà chỉ đắp ở hai đầu mái, mỗi bên một cái đầu rồng cao tới 3 mét và dọc theo chân mái còn có những tượng thú nhỏ bằng lưu ly, gồm 9 loài: rồng phượng, sư tử, thiên mã, hải mã, nhiếp trĩ, bò tót nghê và giáp ngư.
Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng cũng là biểu tượng của uy quyền của nhà vua, người được coi như “chân long thiên tử”. Các vật trang trí trong điện Thái Hòa đều sử dụng nhiều hình tượng của rồng, tổng cộng có tới gần 13 nghìn hình tượng rồng.
Ở Nhật Bản, chúng tôi nhận thấy các cung điện và đến chùa cũng không trang trí hình tượng lưỡng long triều nguyệt như ở Việt Nam . Họ không đắp hình đầu rồng ở hai đầu nóc như ở Trung Quốc, mà phần lớn đã thay bằng hai đầu chim cách điệu gọi là shibi (chữ Hán là vẫn thú). Hình tượng ấy cũng có ở một số cung điện đền chùa ở Trung Quốc, nhưng không phổ biến bằng ở Nhật Bản.
Ở Hàn Quốc, chúng tôi chưa có dịp qua thăm, nhưng theo hình ảnh trên các sách báo thì Gyeongbokgung (Cảnh Phúc cung) cũng không có đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, mà chỉ đắp hai vẫn thú như ở Nhật Bản.
Trên bờ các nóc ở khu điện Thái Hòa của Việt Nam đều có đắp hình rồng theo nhiều tư thế khác nhau, đáng kể là các kiểu Lưỡng long triều nguyệt, lưỡng long triều nhật, lưỡng long tranh châu hoặc hồi long (rồng quay đầu lại).
Ở giữa bờ nóc tiền điện có trang trí lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu (hồ lô). Hình tượng này được coi là biểu tượng của sự no đủ, bền vững; vì vậy, nó thường được dùng để trang trí trong kiến trúc. Trong triết lý, mặt hổ phù ngoài việc thể hiện bí quyết trường sinh bất lão, còn biểu hiện vũ trụ bao la vô bờ bến, là hình ảnh linh thiêng, xua đuổi được tà ma, chống lại ám khí, bảo vệ được chủ nhân. Hình mặt hổ phù trên các cung điện thời xưa, dù đặt ở đâu, cũng không nằm ngoài những niềm tin đó.
Như vậy, kiểu thức Lưỡng long chầu vào mặt hổ phù - bầu Thái cực (hồ lô) là sự tích hợp của nhiều ý nghĩa tâm tinh, nhân văn và triết lý vũ trụ - nhân sinh của nhiều tôn giáo khác nhau.
Mặt hố phù còn biểu trưng cho sức mạnh chế ngự của vương quyền, nên thường được dùng làm đề tài trang trí trong nghệ thuật kiến trúc cung đình.
Điện Thái Hòa, như tên gọi của nó, có ý nghĩa chỉ khí âm dương hội tụ và dung hòa với nhau. Vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giũa dương và âm, cương và nhu thìmới tốt cho đất nước.
Chính vì vậy mà hình tượng lưỡng long chầu nguyệt thường được dùng để trang trí ở các cung điện, đền đài và miếu mạo vì mặt trăng chiếu sáng về đêm và có liên quan đến con người và các sinh vật. Người xưa theo chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng để làm lịch, nên gọi là âm lịch, và cũng theo đó mặt trăng mang tính âm, ký hiệu là nét đứt (- -). Con rồng năng động biến hóa nên mang tính dương, và có ký hiệu là nét liền (-). Như vậy, biểu tượng lưỡng long triều nguyệt thuộc quẻ li, và là một biểu tượng của cát tường đúng với niềm tin của người Việt.
Việc trang trí ấy ở Việt Nam cũng có khi thay đổi. Có khi người ta đã để hình lưỡng long triều nhật (hai con rồng chầu mặt trời) với ý nghĩa ngọn lửa thiêng báo vệ sự an lành của nơi linh thiêng trước mọi sự xâm nhập của tà ma. Ngoài ra, biểu tượng này còn mang ý nghĩa cầu trời mưa thuận gió hòa, mong ước mùa màng được bội thu. Có khi người ta đã đề hình lưỡng long tranh châu làm biểu tượng cho sự tranh đấu để có được sự thành công trong sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Hai con rồng này được đắp theo tư thế tranh đấu, khác với hai con rồng chầu mặt trăng thường ở tư thế yên bình.
Hai con rồng như vậy tượng trưng cho hai thế lực tương tác âm dương, nên không bao giờ ngậm hạt châu vì hạt châu chính là biểu tượng của thái cực, của vũ trụ.
Chỉ trong trường hợp có một con rồng (tức là âm hoặc dương không thôi) thì mới cho ngậm hòn ngọc châu. Đây là biểu tượng của một trong hai thế lực đang chi phôi vũ trụ.
Qua các cách trang trí cứa kiến trúc thời xưa, tôi nhận thấy hình ảnh con rồng vẫn còn được thể hiện trong kiến trúc ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp cho xây cất Nhà Rồng ở Sài Gòn năm 1862. Trên nóc ngôi nhà ấy, họ cũng cho đắp hai con rồng chầu “Đầu ngựa và cái mỏ neo”, biểu tượng của hãng tàu thủy Messagenes Mantimes. Năm 1955, nhà cầm quyền Sài Gòn đã cho tu bổ lại mái ngói và cho thay thế bằng hai con rồng trong tư thế quay đầu nhìn ra hai phía của đường bờmái, như ta thấy hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét