- Quy mô xây dựng: Phục chế, Kiến trúc theo lối truyền thống.
- Kết cấu khung gỗ, vì kèo chồng rường giá chiêng, đao góc (chất liệu gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch bát truyền thống.
Đền Sinh - Đền Hoá.
Nằm tại phía tấy bắc Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Khu đền Sinh, Đền Hoá thuộc vùng đồi núi thôn Yên Mô, xã Lê Lợi. Tên gọi đền Sinh, đền Hoá (hoặc đền Mẫu, đền Thánh) mang ý nghĩa tín ngưỡng dân gian về nơi sinh thành và qua đời của nhân thần Chu Phúc Uy hiệu “Phi Bồng tướng quân” được nhân dân tôn Yên Mô tôn thờ qua nhiều thế kỷ.
Mặt đứng chính Đền Sinh
Theo sách: “Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam” phần tra cứu thư tích Hán Nôm cho biết: Đền Sinh, đền Hoá còn có tên là “An Mô Từ” tức “Đền Yên Mô”. Như vậy ngoài tên nôm đã kể ở trên mang nội dung văn hoá dân gian về vị thần được thờ, tên gọi di tích còn gắn liền với tên gọi quê hương thân thuộc Yên Mô.
Mặt đứng chính Đền Hóa
Do sự hài hoà giữa cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc nghệ thuật, đồng thời nằm trong tuyến thăm quan hành hương ngoài trời của quần thể di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc. Nên từ nhiều năm qua, đền Sinh đền Hoá đã thu hút đông đảo khách thăm quan từ mọi miền đất nước về thưởng ngoạn và chiêm bái tín ngưỡng.
- Địa điểm phân bố di tích - Đường đi đến:
Thuộc quần thể di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, đền Sinh, đền Hoá là những di tích góp phần tạo nên sự phong phú của vùng văn hoá truyền thống huyện Chí Linh xứng đáng được bảo tồn và tôn tạo. Di tích và danh thắng khu vực đền Sinh đền Hoá thuộc trang An Mô huyện Phượng Sơn thời Trần, đến thời Lê đổi thành Phượng Nhỡn.
Vào đầu thế kỷ 19 do sự thanh đổi về địa giới hành chính
khu đền Sinh, đền Hoá thuộc xã Yên Mô, tổng chi Ngại, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.
Tháng 4 năm 1947, trong bối cảnh ngày đầu kháng chiến chống Pháp, huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương theo quyết định của Chính phủ đã gia nhập liên tỉnh Quảng Hồng. Thời gian này xã Yên Mô trở thành một trong mười bốn thôn xóm mới hợp thành xã Lê Lợi.
Từ năm 1951, tình hình kháng chiến toàn quốc bước sang giai đoạn mới, có phần ổn định hơn. Xã Lê Lợi huyện Chí Linh lại được chuyển trả về tỉnh Hải Dương. Sau ngày sát nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên (1968) xã Lê Lợi huyện Chí Linh thuộc tỉnh Hải Hưng.
Di tích đền Sinh, đền Hoá toạ lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc thôn Yên Mô, hướng chính khu đền nghiêng về phía đông bắc. Phía trước di tích không gian rộng mở là thung lũng tre xanh và làng mạc ẩn hiện thật là ngoạn mục:
Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật công ty chỉ đạo trực tiếp tại công trường
Đến thăm khu di tích danh thắng đền Sinh, đền Hoá khách hành hương đi theo tuyến Hải Dương-Hải Phòng đến Ngã Ba Hàng gặp đường quốc lộ 183 đi thị trấn Sao Đỏ (Chí Linh). Từ đường quốc lộ 18 (đi Đông Triều - Quảng Ninh) đền cuối thị trấn gặp đường 379 đi khu di tích Côn Sơn. Tại khu vực bến xe phục vụ lễ Hội Côn Sơn, du khách gặp biển chỉ đường “Đền Sinh 1,5 km” là đền địa phận vùng danh thắng:
Hình ảnh lắp dựng các cấu kiện
Vào những ngày hội tháng Giêng và tháng Tám, đi trẩy hội di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, du khách thường ngược dòng sông Thái Bình đền sông Thương bằng phương tiện ca nô một cách dễ dàng. Thưởng ngoạn xong vẻ đẹp hữu tình đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, từ đây khách hành hương lại trở về đền Sinh, đền Hoá. Suốt dọc hành trình đền với di tích lịch sử - danh thắng đền Sinh, đền Hoá thôn Yên Mô, xã Lê Lợi du khách còn được thưởng ngoạn nhiều cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú của vùng danh thắng “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng của đất nước.
- Sự kiện – Nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:
Là công trình kiến trúc cổ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, vùng đồi núi thôn Yên Mô xã Lê Lợi khu di tích đền Sinh, đền Hoá tư lâu đời đã trở thành vùng danh thắng hấp dẫn khách thập phương về thưởng ngoạn và đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Theo “Thần tích bi ký” hiện còn tại đền Hoá, di tích là công trình thờ tự về nơi sinh thành và qua đời của tướng Chu Phúc Uy hiệu là “Phi Bồng tướng quân” do dân làng Yên Mô xây dựng và thờ tự rất sớm.
Hình ảnh lắp dựng các cấu kiện
Chu Phúc Uy là nhân thân thời Tiền Lý. Thần tích cho biết: Ông là con cầu tự của cặp vợ chồng bần nông, cao tuổi, hiếm con và rất nhân hậu là Chu Danh Thức và Hoàng Thị Ba người trang An Mô (Yên Mô). Sinh thời, Chu Phúc Uy là cậu bé khôi ngô tuấn tú hơn người. Đến khi trưởng thành, Chu Phúc Uy có công phù giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương dựng nước Vạn Xuân (544). Sau này, bằng “sức mạnh siêu nhiên” của mình, Chu Phúc Uy còn giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phá tan quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288…v..v…
Lễ cất nóc Hậu cung Đền Hóa
Về sự ra đời và tồn tại của Chu Phúc Uy, nhiều tài liệu cũ như: “Đại Nam nhất thống chí”, “Lĩnh nam chính quái”, “Chí Linh phong vật chí”,….v..v.. đều ghi nhận truyền thuyết về vị thánh (nhân vật được thờ) như là sự xuất hiện của “thánh nhân” với những tình tiết khá li kỳ: “Em bé xuất hiện tại khe đá hình nhân làng Yên Mô, tiếng vang như chuông lớn”…sau đó tự bay lên không trung và xưng danh là “Phi Bồng tướng quân”.
Nhân sự kiện lạ đó mà dân làng Yên Mô đã lập đền thờ nơi sinh và nơi qua đời (nơi hoá, thác) của Chu Phúc Uy tức đền Sinh và đền Hoá ngày nay. Hiện tại dấu tích tự nhiên tại khu đền Sinh là dãy núi đá sỏi phần nào có dáng vẻ người phụ nữ trong tư thế sinh nở, Tục thờ này xuất hiện khá nhiều nơi trong cả nước.
Từ buổi đầu đấu tranh dựng nước và giữ nước người Việt cổ đã từng đương đầu với nhiều thế lực tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển. Trong tiến trình lịch sử đó, cũng như bất cứ cư dân nào trên thế giới, người Việt đã xây dựng nên những nhân thần có “sức mạnh siêu nhiên” để gửi gắm những khát vọng tự do làm chủ cuộc sống của mình. Hình ảnh Chu Phúc Uy ra đời từ khe đá làng Yên Mô, lúc trưởng thành đã tham gia phù giúp người hiền tài cứu nước như một “anh hùng văn hoá” mang sức thuyết phục từ trong tâm thức của nhân dân lao động.
Xét về phương diện văn hoá dân gian, sự hình thành đền Sinh, đền Hoá với việc thờ tụng Chu Phúc Uy thực chất là hiện tượng “lịch sử hoá” tục thờ siêu nhiên người Việt cổ mang ý nghĩa cầu phồn thịnh (hạnh phúc, no đủ). Nguồn gốc của hệ tư tưởng tín ngưỡng thờ siêu nhiên chính là tục thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) mây, mưa, sấm, chớp. Đây là nét văn hoá đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng Đông Nam Á cầu mong mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu.
Đền Sinh, đền Hoá được xây dựng từ bao giờ, hiện tại chưa có tài liệu nào ghi nhận cụ thể. Theo truyền ngôn của nhân dân địa phương thì từ thủa xa xưa, đền Sinh, đền Hoá nguyên là ngôi nhà tranh tre nứa lá dựng mình vào vách núi. Sau này, cùng với sự phát triển của tư tưởng dân gian thờ siêu nhiên tự nhiên kiến trúc ngôi đền được thay thế bằng gạch ngói và mở rộng như ngày nay.
Trải qua những biến cố thời gian, đền Sinh, đền Hoá như bao di tích khác trong cả nước đã được tu sửa. Dấu tích kiến trúc điêu khắc mỹ thuật hiện tại của khu đền còn lại gồm ba thời kỳ tu sửa lớn:
- Khu hậu cung: Giữ nguyên kiến trúc của niên đại đầu thời Nguyễn.
- Khu vực trung từ được tu sửa và mở rộng vào thời Tự Đức.
- Khu tiền tế được mở rộng vào đầu thế kỷ 20. Hai gian hồi nhà tiền tế đền Hoá do viên Chánh Đọ, chánh tổng, Chi Ngại công đức tu sửa xây dựng.
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa (1943-1944) thực hiện chủ trương vận động quần chúng tham gia cách mạng, đồng chí Trần Cung, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đã về xây dựng cơ sở tại địa bàn Lê Lợi. Do đặc điểm địa lý thích hợp, lúc này, đền Sinh đã trở thành một trong những điểm họp kín của cơ sở Đảng một cách thuận lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét