Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Kiến trúc Phật giáo tại đồng bằng Bắc Bộ

Các thành tố cấu thành ngôi chùa Việt truyền thống 


Thông thường, ta có thể gặp trình tự các công trình đi từ ngoài vào trong chùa gồm: cổng chùa (tam quan), tầng trên của tam quan có thể sử dụng làm gác chuông. Sân chùa (đối với chùa thành phố) thường đặt các chậu cảnh, hòn non bộ làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa... Còn kiến trúc cụm trung tâm còn gọi là Tam bảo thì thường gồm Tiền đường hay chùa Hộ, Thiêu hương và Thượng điện hay chùa Phật. Cuối cùng là lớp nhà tăng, nhà thờ tổ. Ngoài ra còn có các công trình khác như nhà bia, gác chuông, gác khánh, nhà sắp lễ, nhà lưu niệm, thuỷ đình... Chùa có thể có tháp hoặc không, nếu là tháp thờ Phật thì thường đặt trước chính điện trên trục thần đạo, nếu là tháp mộ thì đặt tại vườn chùa.

Ðối với các dạng chùa núi, các thành tố cấu thành một khuôn viên chùa điển hình thường được xây dựng dựa theo thế đất mà có các thay đổi cho phù hợp.

user posted image

Hình minh họa: trùng tu chùa Long Đọi, Nam Định, by Viện Nghiên cứu kiến trúc

Các thành tố kiến trúc cơ bản trong ngôi chùa 

Tam quan
Tam quan đặt ở ngoài công trình, là cửa chính đi vào khuôn viên công trình.
ý nghĩa thông thường nhất của tam quan là tam quan biểu thị ba cách nhìn của đạo Phật về thế gian, đó là giả quan, trung quan và không quan. Tam quan được xây dựng nhằm mục đích phân cách không gian thuộc thế giới tâm linh với không gian đời thường.

user posted image

H1.Tam quan chùa Hưng Ký (quận Hai Bà - Hà Nội)

Khu trung tâm
Nằm ở trung tâm khu đất, bố cục thường đăng đối cân xứng. Là nơi tập trung toàn bộ tinh hoa của nghệ thuật và sáng tạo kiến trúc của con người
Ðây là công trình chính, là nơi để các tượng thờ Phật, còn gọi là Tam Bảo. 

user posted image
H2. Tam bảo chùa Ðồng Quang (Ðống Ða - Hà Nội)

Gác chuông, gác trống, gác khánh
Thường làm thành một dạng lầu riêng biệt, vị trí có thể đặt trước hoặc sau khu trung tâm.
Công dụng chính của gác chuông là để mỗi khi nhà chùa thỉnh chuông thì âm thanh sẽ vang xa hơn trên một không gian rộng hơn, để tiếng chuông thay cho những giáo lý sẽ đến được với con người nhanh hơn.

user posted image
H3. Gác chuông chùa Ðại Bi (Hà Tây)


Nhà tổ
Nhà tổ thường được bố trí phía sau khu trung tâm và thường có mặt bằng hình chữ nhất.
Trong nhà tổ thường có ban thờ của các vị sư trụ trì có nhiều công lao với chùa

user posted image
H4. Nhà Tổ chùa Kim Sơn (Ba Ðình - Hà Nội)

Nhà tăng phòng
Nhà tăng thường giáp với nhà tổ.
Là nơi để các vị tăng ni trú ngụ.

user posted image
H5. Nhà ở Ni tại chùa Hưng Ký (Hai Bà - Hà Nội)

Tháp chùa
Các khu tháp mộ thường được đặt ở sau cùng khu đất xây dựng công trình.
Các dạng tháp thời Lê đến nay hầu hết có chức năng là mộ sư.

user posted image
H6. Vườn tháp mộ chùa Quảng Bá (Tây Hồ - Hà Nội)

Thuỷ đình, phương đình

Thuỷ đình ở chùa Nành, chùa Thầy, nơi có hồ nước trước mặt chùa. Phương đình thường thấy ở Yên Tử, chùa Hương, chùa Vô Vi...
Thuỷ đình để biểu diễn múa rối nước. Phương đình là dạng chòi hóng mát.

user posted image
H7. Thuỷ đình ở chùa Nành (Gia Lâm - Hà Nội)

Tam quan

a. ý nghĩa: Tam quan được xây dựng nhằm mục đích phân cách không gian thuộc thế giới tâm linh ( cảnh chùa) với không gian đời thường, báo hiệu bước vào cảnh chùa và triết lý tu Phật. Nhiều khái niệm về tam quan mang tính triết lý của Phật giáo.
- Tam quan gồm ba cửa: cửa giới ( giữ trọn những điều giới luật), cửa định ( kiên định đi theo con đường tu Phật) và cửa tuệ ( tu Phật phải trí tuệ sáng suốt).
- Tam quan là khổ ( cuộc đời đầy những nỗi khổ), vô thường ( muôn vật biến đổi không ngừng, nỗi khổ cũng mất đi), vô ngã (không có cái tôi, tồn tại chỉ là chốc lát).
- Tam quan biểu thị ba cách nhìn của đạo Phật về thế gian, đó là giả quan, trung quan và không quan.
b. Kiến trúc thường gặp:
Tam quan có nhiều loại kiến trúc phong phú khác nhau, nói lên quy mô của ngôi chùa. Loại đầy đủ thường là một ngôi nhà 3 gian chồng diêm từ 2 đến 3 tầng, đôi khi kết hợp với cả gác chuông, trống. Loại quy mô nhỏ chỉ là 4 trụ lồng đèn búp sen được nối với nhau bằng các thanh ngang hoặc mái nhỏ tượng trưng. Ðôi khi chùa có cả tam quan nội và tam quan ngoại như chùa Láng, chùa Keo...

Giới thiệu một số kiến trúc tam quan

H1. Tam quan chùa Kim Liên (Hà Nội)

Tam quan có mái chồng diêm ở cửa giữa, mái hai cổng bên lặp lại cấu trúc của mái cổng giữa. Tam quan có 1 hàng chân cột gồm 4 cột, hệ thống consơn 2 tầng chồng đấu đỡ mái. Trang trí giường đỡ nóc chạm hổ phù, giường và ván trên consơn chạm rồng.

user posted image

H2. Tam quan nội chùa Keo

Có kết cấu kiểu chồng rường bẩy hiên ba hàng chân cột. Bộ vì tam quan nội được nối với nhau bằng 1 thanh xà dài, phần đầu của thanh xà không vươn ra ngoài hiên mà ăn mộng vào đầu cột. Từ cột quân trở ra, người ta làm chiếc bẩy chéo góc để đỡ mái.

user posted image

H3. Tam quan ngọai chùa Láng 

Tam quan gồm 4 trụ chính lớn, xây bằng gạch vữa. Các cột trụ được nối với nhau bằng các thanh xà gỗ, phía trên được che bởi mái cong tạo thành ba nếp mái. Dạng tam quan này được cải biến và ứng dụng ở một số công trình như chùa Tây Phương, chùa Liên Phái.

user posted image

H4. Tam quan chùa Ðồng Kỵ - Bắc Ninh (kiến trúc thời Nguyễn)
Tam quan xây kiểu chồng diêm 2 tầng mái với hệ thống đầu đao cong vút.. Bờ nóc trên cùng đắp hình long mã cõng mặt trời, 2 đầu bờ nóc đắp hình chim phượng. Bờ nóc tầng 2 đắp hình các vị tiên, Phật cưỡi rồng phượng... Ðây là kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa, ảnh bên là Tam quan chùa đã được làm lại năm 1994 với kết cấu bê tông cốt thép

user posted image
Gác chuông

a. ý nghĩa: Khi mà tháp đã mất đi vai trò điểm nhấn của nó trong không gian chung thì gác chuông lại trở thành điểm đột khởi trong bố cục không gian kiến trúc chùa. Công dụng chính của gác chuông là để mỗi khi nhà chùa thỉnh chuông thì âm thanh sẽ vang xa hơn trên một không gian rộng hơn, để tiếng chuông thay cho những giáo lý sẽ đến được với con người nhanh hơn.
b. Kiến trúc thường gặp:
Là kiến trúc thành tố có giá trị thẩm mỹ cao, là điểm nhấn trong bố cục không gian kiến trúc chùa. Kiến trúc gác chuông thường làm thành một dạng lầu riêng biệt, vị trí có thể đặt trước hoặc sau khu trung tâm. Mặt bằng thường thấy nhất là một nền cao hình vuông, có từ 1 đến 3 tầng mái với 4 hàng chân cột. Lòng nhà có thể được ngăn cách bằng 1 lớp sàn hoặc thông suốt. Gác chuông có thể gặp ở một số công trình nổi tiếng như chùa Keo, chùa Trăm Gian, chùa Bối Khê, chùa Thầy, chùa Bút Tháp...
Bên cạnh giá trị thẩm mỹ, theo Nguyễn Ðăng Duy, kiến trúc mái gác chuông còn có ý nghĩa triết học sâu xa về sự phát triển của vũ trụ. Nếu 1 tầng 4 mái là tứ tượng thì thêm 1 nóc là ngũ hành, nếu kiến trúc vươn lên chồng diêm 2 tầng 8 mái là bát quái cộng thêm 1 nóc là cửu trù, nếu 3 tầng thì 8 mái tầng dưới là Bát quái, cùng với 4 mái tầng trên và 1 nóc là ngũ hành. 

Giới thiệu một số kiến trúc gác chuông

H1. Gác chuông chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) 
Nằm trên trục chính trước khu trung tâm và sau tam quan.
Gác chuông chồng diêm hai tầng tám mái lợp kiểu tầu đao lá mái, mặt bằng hình vuông. Kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng, vì nách kiểu chồng rường, kẻ góc. Trên đỉnh mái đắp nổi hình thuỷ quái macara, đầu đao hình hồi long. Tầng mái dưới đầu đao đắp hình phượng và trên bờ dải đắp hình lân.

user posted image

H2. Gác chuông chùa Keo (Thái Bình) 
Nằm cuối cùng trên trục kiến trúc chùa.
Mái lợp theo kiểu tầu đao lá mái chồng diêm 3 tầng mái, mặt bằng vuông. Khung chịu lực của gác chuông kiểu kẻ suốt 4 hàng chân cột. Kỹ thuật chồng đáu tiếp rui đỡ mái (kiểu một đấu hai thăng Trung Quốc). Hệ thống chồng đấu là yếu tố trang trí chính của gác chuông.

user posted image

H3. Gác chuông chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm Tự) tỉnh Hà Tây.
Mặt bằng gác chuông kiêm tam quan này hình vuông , chồng diêm hai tầng tám mái. Tam quan, gác chuông này có 1 gian chính và 2 gian phụ với 4 cột cái và 12 cột quân. Trang trí nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa thuộc cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.
user posted image

H4. Gác chuông chùa Thiên Trù trong thắng cảnh chùa Hương
Toà gác chuông ba tầng mái. Ba tầng này có thể hiểu là biểu trưng cho ba tầng thế giới. Mỗi khi tiếng chuông rung lên thì mọi chúng sinh thoát khỏi phiền não mà hướng tới Tam Bảo. Gác chuông này có mặt bằng hình vuông với 1 gian chính và 2 gian phụ với 4 cột cái và 12 cột quân.

user posted image
Tháp chùa
a. ý nghĩa: Chùa tháp xuất phát ban đầu từ ấn Ðộ dưới dạng stupa ( là nơi đặt xá lị Ðức Phật), khi Phật giáo được truyền đến nước ta thì các kiến trúc được dựng nên để thờ Phật cũng gọi là stupa và sau được phiên âm Việt hoá thành chùa. Còn tháp cũng là stupa nhưng phiên âm ra chữ Hán thành tháp ba, rồi dần dần chỉ gọi là tháp.
Ða số các tháp hiện nay là tháp mộ, tập trung với số lượng lớn trong vườn tháp. Tháp mộ thường gặp có số tầng được quy định bởi bậc tu hành của nhà sư.
b. Kiến trúc thường gặp:
Tháp với sự vươn lên theo chiều cao như một điểm nhấn trong không gian trải dài của chùa, mang lại thế cân bằng cho bố cục chung của khuôn viên chùa biểu hiện chủ đề tư tưởng "thoát tục" của Phật giáo. Tháp chùa Việt Nam có nhiều kiểu dáng phong phú khác nhau nhưng thường thì đơn giản với bình diện vuông, đôi lúc ta thấy cả hình lục giác, hình bát giác và tròn. 
Về kiến trúc, tháp mộ Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của cả Trung Quốc và ấn Ðộ. Thông thường tháp được làm từ hai loại vật liệu chính là gạch và đá. Loại tháp đá xây bằng những phiến đá vuông vắn, các tầng có mái đá cong , đỉnh tháp giật cấp nhỏ dần. Trên đỉnh tháp đôi khi được cẩn sành, sứ tạo cho đỉnh tháp có hình tròn hơn và kết thúc là hình quả Amalaka, hình búp sen hoặc bầu rượu. Loại tháp gạch thường được xây bằng gạch vuông nung già, dày, để trần mạch hoặc trát phủ. Các tầng được phân thành gờ giật cấp đua ra rất ngắn. Ðỉnh tháp thường có hình như mái long đình, kết thúc là búp sen hoặc nậm rượu.
Tại miền Trung xuất hiện cây tháp bát giác, lục lăng, nói lên tính chất Nho giáo trong xây dựng tháp trời tròn ở Trung Hoa đã ảnh hưởng vào miền Trung. Ví dụ tháp chùa Thiên Mụ hình bát giác cao 7 tầng, tháp Tổ sư Nguyên Thiều ở chùa Hà Trung thành phố Huế cao 7 tầng hình bát giác, tháp tổ sư Liễu Quán ở gần chùa Thiền Tông là tháp hình lục lăng cao 7 tầng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét