Ao làng là một phần hồn của làng quê Việt Nam. Ao là tài sản chung, là nơi mọi người đều muốn khám phá. Nhưng giờ nhiều làng quê đã mất ao làng ... Theo các nhà khoa học ao hồ được hình thành do các mảnh thiên thạch va chạm với bề mặt trái đất. Theo truyền thuyết ao làng được tạo ra bởi những dấu chân thần kì. (ao làng là dấu chân của người khổng lồ hay vết chân ngựa Thánh Gióng khi đánh giặc ngoại xâm). Trải qua bao biến cố thăng trầm trong lịch sử dựng nước và giữ nước, những cái ao luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như biểu tương cho hồn quê. Ao làng bình yên quá! Ao làng là tài sản chung của làng, xã. Ngoài nhiệm vụ đem lại nguồn thu nhập từ việc nuôi cá cho người thầu ao, ao làng giữ vị trí cực kì quan trọng trong sinh hoạt đời thường của những người nông dân. Người ta có thể mang quần áo ra cầu ao giặt giũ, rửa bát đĩa, xoong nồi, rau quả... Mỗi buổi sáng bình minh ao làng mang vẻ đẹp mơ màng khiến lòng ta xốn xang. Thật sảng khoái khi ta ngắm nhìn những tia nắng đầu tiên chiếu xuống mặt nước làm mặt ao long lánh như khối kim cương khổng lồ. Vào những buổi trời nhiều sương, nhìn làm khói mỏng manh bốc ngùn ngụt trên mặt ao, khiến ta liên tưởng đến chốn bồng lai tiên cảnh. Thú vị nhất vẫn là cái cảm giác đứng bên bờ ao lúc trời mưa, những giọt mưa mỗi lúc một nặng hạt, rơi lõm bõm xuống mặt ao tạo thành bản nhạc nghe rất lạ tai, tưởng như mặt ao vỡ ra làm triệu triệu mảnh. Rồi, nhờ vào một sức mạnh siêu năng nào đó những mảnh vỡ lại hợp nhất thành một khối. Ngày xưa, mỗi trưa hè nóng nực, các cô thiếu nữ mặc yếm đào thường ra bờ ao hóng gió tạo nên nét đẹp rất quyến rũ của phụ nữ Việt… Ao làng cũng là nơi trú ngụ của đám trẻ chốn mẹ chơi ô ăn quan , nhảy dây, đá cầu… Hình ảnh quen thuộc ở góc ao. Vào mỗi buổi chiều tà khi cái nắng oi nồng đã mất hẳn, đám trẻ con trong làng rủ nhau xuống ao tắm truồng. Hãy những đêm trăng sáng ao làng là nơi hẹn hò của những đôi lứa yêu nhau. Ao làng đã chứng kiến không biết bao nhiêu những nụ hôn nồng nàn, những lời tỏ tình đôi khi rất vụng về, cả những lời thề non hẹn biển… Nhưng bây giờ, ao làng không còn biểu tượng hồn quê thiêng liêng, đẹp đẽ của người Việt nữa. Người ta hồn nhiên tống rác thải xuống ao. Nước ao giờ “thay màu”. Ao làng đang có nguy cơ bị biến mất khỏi khung cảnh làng quê. Hoặc có tồn tại cũng chỉ là nơi để người xả rác... Ao làng bây giờ để xả rác và đợi san lấp. Chúng ta đang quay lưng lại với những cái ao làng bé nhỏ. Trong thời buổi “tấc đất tấc vàng”, sự tồn tại của ao làng chỉ làm "phung phí" nguồn tài nguyên bất động sản quý giá. Người ta bắt đầu tính đến chuyện lấp ao bán đất. Làng đang mất ao! Làng quê Việt Nam không có cây đa, giếng nước, sân đình, ao làng sẽ chẳng còn gì để trở về, để thăm viếng nữa...
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét