Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

TƯỢNG PHẬT


  1. http://enbien.com/club/image/advert33/tu-ng-di-da.jpghttp://g.vatgia.vn/gallery_img/8/gzk1333350291.JPGhttp://nguyenxuantu.vnweblogs.com/gallery/6397/DSC_0607.JPGhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBMUrosJqHxC20gKTHrCDNXlj0_c5IlMiO1L9hsg-MAlR_ie0kx2bAD9S_VpLxWO27-FrTvWaaJmzZ1P7j-JM81m4bpAn1ps0MmbKL56TnvjhAcJGxHd-efoptM_aiCWAFhnpGki5ggQhg/s1600/Ph%E1%BA%ADt+T%E1%BB%95.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5NxDDolOKCixdkfSv28bJcJvRYPo8Lq05Tr23XAHUu7zfO6qCruHqFS8i7REp4tH4YPwkOZ3xLAB3q0bZcE8TVW0zEbIxmqCZqtBJKUu65pxq-f8RQfUXJ1jFl9rdn6IJHeUSRcJBbVo/s1600/Tuong+su+-+DH-SZZ+06+Phat+To+Nhu+Lai+gom+su+Bat+Trang.jpg
  2. http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20130615/anh-tuong-bon-su-o-nha-trang.jpg
  3. http://farm3.anhso.net/upload/20110920/10/o/anhso-103923_Ph%E1%BA%ADt_A_Di_%C4%90%C3%A0.jpg
  4. http://www.phathoc.net/userimages/2011/07/12/1/haichiem4.jpg
  5. http://images.danviet.vn/CMSImage/Resources/Uploaded/huuquang/070313_que-nha_tuong-phat-nui-cam_dan-viet.jpghttp://www.chuaquangminhbentre.com/uploads/gallery/792419433.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiIqy_05Zxma7pniyVqTVQ3WNfCarNFbopf9qoBD2FKJlesJlY2oW38OST29lgyVphMbhiVVdJmpFLVN7vXz5YuNp1eq1-zK_ZWJlz96La0eRuE500SHIKsehDZd4qKxtfJ8axUNxJ6_ls/s1600/Di+lac+o+nui+Tuyet+Dau%252C+Trung+Hoa.jpghttp://newoceantravel.vn/uploads/tour/photos/456_Nui-Ong-Cam.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjR2By9ASL-HpvlNK03XetS-rUFfa5J4vIq6-9pLr0-uR5S9ZpRsKXAVOYj-r0UEY5qE1HcX_gt-IBONZ7dsYu4QCE37QfQnKYbkQS3O6jiwW1lgiUKBLYFxLx7NLfXipj41TkEFk8Dzw/s1600/th%25E1%25BB%25A7y+t%25C3%25B9ng.JPGhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjkMGSbKd6EsJQgA55RpBHB8DeCrOmejGcVCk7YmhCb0YkqeO5wtT5hTQlD3U6TgM_f3_4AGkvDWfFXi-GzjJhiSVfyL3Mggl5OBx96Y5XBRy0FA6eW9JxsNdIvrNOE_09h4HZS-E-Jf2I/s1600/4055362.jpg
  6. http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2c/Massive_golden_buddha_on_the_sumit_of_Eimei_Shan.jpg
  7. http://www.amituofo.com/wp-content/uploads/2010/12/Amitabha-Pureland-910x290.jpg
  8. Là Phật  tử, ai cũng điều mong muốn có duyên lành chiêm bái đất Phật, nhưng trên thực tế không phải ai cũng hội đủ duyên lành đến chiêm bái.  Phái đoàn chúng ta chắc rằng mỗi người mỗi việc, ai ai cũng điều bận rộn sinh kế gia đình. Cơ duyên cho những người thực hiện chương trình đón tiếp quý anh chị em Phật tử đến chiêm bái những thánh tích kể trên. Với tâm thành gửi tới anh chị em Phật tử có được một chuyến đi tốt đẹp, chiêm bái an lành.
    - Lâm Tỳ Ni (Lumbini) Nơi Đức Phật Đản sinh
    - Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) Nơi Đức Phật thành đạo
    - Vườn Lộc Uyển (Sarnath) Nơi Đức Phật chuyển pháp luân
    - Câu Thi Na (Kusinagar) Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn
  9. Lhttp://flctravel.vn/upload/292/fck/Bodhgaya%201.jpg
  10. http://xuongda.com/wp-content/files_mf/buddha_vn200917.jpg
  11. ADIDAhttp://gdptcamranh.net/phanmem/uploads/2013/05/ADIDA-3.jpeg
  12. http://forum.tuvientuongvan.com.vn/attachments/buddha-jpg.209/
  13.  http://farm8.staticflickr.com/7145/6847286717_3fed642bc0_b.jpghttp://jazzjune.files.wordpress.com/2008/09/buddha-in-shadows.jpg
  14. http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/60/Seated_Buddha,_Probably_Amitabha_(Amit%27a),_Korea_1735.jpg
  15. http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2011/quy1/img1511ak_511582456.jpg
  16. http://www.phathoc.net/UserImages/2012/09/23/1/ke_tang_thuong_man.jpg
  17.  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e2/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_Ph%E1%BA%ADt_Th%C3%ADch_Ca.jpg
  18. http://farm3.static.flickr.com/2402/1533855620_bf5f27f4e7_o.jpg
  19.  đây không phải tượng Đức Thích Ca Mầu Ni như lầm tưởng, mà mô phỏng một vị bồ tát (danh vị thấp hơn Phật) 

    "Đức Phổ Hiền bồ tát" 
    (tiếng Phạn đọc là Samantabhadra, समन्तभद्र), 

    một trong những vị bồ tát quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa (hệ phái phổ biến tại Trung Á, Đông Bắc Á, Tây Tạng và Việt Nam) 

    Đức Phổ Hiền được coi là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho Bình đẳng tính trí (trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt). 

    Đức ngài thường cưỡi voi trắng sáu ngà (voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan). 
    Trong điêu khắc, Phổ Hiền bồ tát thường được tạc với tư thế Yab-Yum (mô phỏng hành vi phối ngẫu), đức Phổ Hiền tọa thiền (thường có màu đỏ sẫm), ôm một người đàn bà khỏa thân (thường là màu đỏ tươi).    
    http://3.bp.blogspot.com/-90iD_Nx1pxA/UTdTkMd0XpI/AAAAAAAAlII/aaaUAddPU3U/s1600/2.-Vajradhara-Holder-of-the-Thunderbolt-Sino-Tibetan-culture-early-19th-century-.jpg
  20. Đạt Ma Sư Tổhttp://xspace.talaweb.com/tuboditich/home/Dat%20Ma%20su%20to.jpg
  21. Cùng với đà phát triển của xã hội, trên thế giới ngày càng xuất hiện những công trình kiến trúc vĩ đại, trong số đó có những công trình kiến trúc thuộc về tôn giáo, về tâm linh. Ở đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc những pho tượng Phật Di Đà vĩ đại trên thế giới đã được ghi vào sách kỷ lục thế giới.
    1. Pho tượng Ngưu Cửu Đại Phật, Nhật Bản
    Pho tượng Phật Di Đà vĩ đại phải kể đến đầu tiên đó là pho tượng Ushiku Daibutsu (Ngưu Cửu Đại Phật). Nếu tính cả 10 mét chiều cao của đài sen và 10 mét chiều cao của phần bệ móng thì tổng chiều cao của pho tượng là 120 mét, nặng 4.000 tấn. Pho tượng vĩ đại này được ghép từ 6.000 phiến đồng thiếc có độ bền cao. Trong thời điểm hiện tại thì đây là pho tượng Phật Di Đà cao nhất thế giới. Pho tượng tọa lạc tại thành phố Ushiku của tỉnh Ibaraki, một tỉnh thuộc phía Đông Bắc của Tokyo, Nhật Bản. Công trình kiến trúc này được xây dựng nhằm kỷ niệm ngày sinh của ngài Thân Loan, vị tổ khai sáng Tịnh Độ Chân Tông ở Nhật Bản, và được hoàn thành vào năm 1993.
    Đây là một công trình kiến trúc hiện đại. Bên trong pho tượng có một hệ thống thang máy lên đến độ cao 85m, dùng để đưa du khách lên ngắm cảnh, và một khu bảo tàng rộng lớn, có đến 4 tầng, mỗi tầng có một tên gọi khác nhau:
    Tầng 1: Cảnh giới Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ
    Tầng 2: Thế giới của sự tri ân và báo ân
    Tầng 3: Thế giới Liên Hoa Trang Nghiêm
    Tầng 4: Không gian núi Linh Thứu. Tại tầng này, ở phần ngực của tượng Phật, có các cửa sổ để cho du khách có thể nhìn ngắm cảnh quan bên ngoài.
    Pho tượng Phật Di Đà này được Tổ chức Xác lập kỷ lục thế giới ghi nhận là pho tượng Phật cao nhất thế giới vào năm 1996.
    2. Pho tượng Linh Sơn Đại Phật, Trung Hoa
    https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh-5jDdr5IlBViJLCmZotRKppNg6GNvyQ29zkHQIB_jcAqM6ndpkXSaOGg0f3Ycw2GxZbXyuvc3jEQCVTG9vkVf6aXflHb3mO8NMRdi9IR9n1koPuk8vHeieocwuBGmYUYC7pF8Mru-Dps/s1600/Pho+tuong+Linh+Son+Dai+Phat+o+Trung+Hoa+3.jpg
    Linh Sơn Đại Phật (Ling Shan Grand Buddha) là pho tượng Phật Di Đà cao 88 mét. Đây là pho tượng bằng đồng nặng 700 tấn. Pho tượng này tọa lạc trong khuôn viên của Tường Phù cổ tự, một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đời Đường (618-907), ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Công trình kiến trúc này được hoàn thành vào năm 1996. Vì pho tượng nằm ở vùng núi Linh Sơn nên được gọi là Linh Sơn Đại Phật.
    Linh Sơn Đại Phật cao to sng sững, khí thế oai nghiêm, hùng vĩ. Phía Nam của Đại Phật là Thái Hồ, mặt sau tựa vào núi Linh Sơn, bên trái nối liền với Thanh Long, bên phải nối với Bạch Hổ, địa hình hiểm trở, huyền bí, quang cảnh ưu nhã, mỹ lệ. Linh Sơn Đại Phật trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch tâm linh của tỉnh Giang Tô, thu hút đông dảo khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, lễ bái hàng năm.
    3. Pho tượng Phật A Di Đà ở Phật Quang Sơn, Đài Loan
    https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZJEWVRed5t20oEnaUDCfx_habKH7925mi6W3MbRTNPSY8y8KPTrE0fxEXgrBIXOR70PGvCAhKxid4CyD9kaJ7zOFQJjd0JXg7otsD0YlIIX_wkudoWMCSfPMext1nQqmqQWx2sNrqDGc/s1600/Tuong+Phat+Di+Da+tai+Phat+Quang+Son%252C+Dai+Loan+1.jpg
    Đây là pho tượng Phật A Di Đà cao 40 mét, nằm trong khuôn viên của tu viện Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Phật Quang Sơn là một Hiệp hội Phật giáo lớn mạnh của Trung Hoa, do ngài Tinh Vân sáng lập. Hiện tại, Hiệp hội Phật giáo Phật Quang Sơn có rất nhiều tu viện và các trung tâm tu học, các trung tâm giáo dục, hoạt động xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Trụ sở chính của Phật Quang Sơn đặt ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan.
    Tượng Phật A Di Đà tại tu viện Phật Quang Sơn ở Cao Hùng được hoàn thành vào năm 1975. Tại khu vực xung quanh pho tượng Phật lớn này còn có dựng 10.000 pho tượng Phật Di Đà nhỏ, trong tư thế đứng thẳng, tay phải hướng lên trên, tay trái hướng xuống đất, biểu trưng cho ý nghĩa tiếp dẫn chúng sanh về với cảnh giới Cực Lạc của Ngài.
    4. Pho tượng Phật Di Đà ở Ulan Bator, Mông Cổ
    Pho tượng Phật Di Đà ở thành phố Ulan Bator, Mông Cổ cao 23 mét, được hoàn thành vào năm 2005. Thành phố Ulan Bator là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Thành phố Ulan Bator nằm phía Bắc của miền Trung Mông Cổ, có độ cao 1.310 mét so với mực nước biển, trên một thung lũng nằm bên sông Tuul. Thành phố Ulan Bator được hình thành từ năm 1639, với vai trò là một trung tâm Phật giáo và di chuyển dần cùng với những người dân du mục. Năm 1778, Ulan Bator được hình thành một cách cố định tại địa điểm hiện tại, nơi hợp lưu của hai dòng sông Tuul và Selbe. Trong thế kỷ 20, Ulan Bator đã phát triển thành một trung tâm kinh tế của Mông Cổ.
    5. Pho tượng Phật Di Đà tại Kamakura, Nhật Bản
    Kamakura Đại Phật (Kamakura Daibutsu) là pho tượng Phật Di Đà trong tư thế ngồi kiết già cao 13,5 mét, nặng 121 tấn. Đây là pho tượng Phật bằng đồng lớn thứ hai tại Nhật Bản, và là một pho tượng cổ, được xây dựng hoàn tất vào năm 1252. Pho tượng tọa lạc trong khuôn viên của tu viện Kōtoku (Cao Đức), tại thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Vào năm 1498, một đợt sóng thần mạnh đã cuốn trôi những công trình kiến trúc của ngôi chùa, chỉ còn trơ trọi nền móng và pho tượng Phật. Kể từ đó đến nay, suốt hơn 500 năm, pho tượng Phật bằng đồng ấy vẫn uy nghi trong nắng gió, tuyết sương.
    Vào năm 1960-1961, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành trùng tu pho tượng nhằm gia cố phần cổ và giúp cho thân tượng có thể chuyện động tự do trên nền đá, để tránh bị sụp đổ khi xảy ra động đất.
    Hiện nay, Kamakura Đại Phật được xem là một trong những quốc bảo của Nhật Bản. Cũng chính vì lẽ này mà Đại Phật Kamakura cùng với khu di tích thuộc tu viên Cao Đức là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. 
    ***
    Trên đây là năm pho tượng Phật Di Đà vĩ đại nhất trên thế giới. Những công trình kiến trúc ấy đã trở thành những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong các chuyến hành hương của tín đồ Phật tử và du khách trong nước cũng như quốc tế. Những công trình ấy không chỉ là biểu tượng của lòng tin mà còn là niềm tự hào của tín đồ Phật tử.
  22. Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ-dụng trí-tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh quan hệ từ lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và những tượng các vị thần khác. 
    Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:
    A)-Tượng Tam Thế Phật.- Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.http://huongsenxunghe.com/images/news/17.jpeghttp://img402.imageshack.us/img402/5554/dscf50331.jpghttp://huongcanh.files.wordpress.com/2012/02/picture-013.jpghttp://photos.wikimapia.org/p/00/02/28/27/48_full.jpeghttp://www.daitonglam.com/images/DSC_0821.jpg
    B)-Tượng Di-Đà tam tôn.- Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A-Di-Đà Phật, tức là Thụ-dụng Trí-tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan-Thế-Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế-Chí Bồ-Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây-phương Cực-lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực lạc.
    C)-Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.-Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng- thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn-Thù Bồ-Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
    Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thích Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh-Thứu-Sơn; bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.
    D)-Tượng Cửu Long.- Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả” Bởi vậy tượng Cửu-long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh. (Ý nghĩa ngày Đản Sinh, tôi đã viết và phổ biến trong cuốn sách “Tôn Giáo và Dân Tộc”, cũng có trên Internet và một số báo). Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ-tế ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì Đưc Thiùch – Ca khi ngài chưa thành Phật.
    Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là:
    E)- Tượng Tứ Thiên-Vương.- Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ-Thiên-Vương mạc áo Vương-phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.
    F)-Tượng tứ Bồ Tát.- Có chùa bỏ tượng Tư-Thiên-Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-Tát, tạc hình Thiên-thần gọi là Ái-Bồ-Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ-Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ-Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ-Tát tay nắm lại và để vào ngực.
    G)- Tượng Bát-Bộ Kim-Cương.- Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim-Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát-bộ Kim-Cương gồm có :
    1)-Thanh-Trừ-Tài Kim-Cương.
    2)-Tích-Độc-Thần Kim-Cương.
    3)-Hoàng-Tuỳ-Cầu Kim-Cương.
    4)-Bạch-Tĩnh-Thủy Kim-Cương.
    5)-Xích-Thanh-Hoả Kim-Cương.
    6)-Định-Trừ-Tai Kim-Cương.
    7)-Tử-Hiền Kim-Cương.
    8)-Đại-Thần-Lực Kim-Cương.
    Bốn vị Bồ-Tát và Tám vị Kim-Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-Đề Tâm, đem thần lực mà hộ-trì Phật Pháp.
  23. Tượng thờ và cách bài trí tượng
    Sự khác biệt về bài trí tượng thờ hiện nay 

    Hệ thống tượng thờ ở ngoài Bắc đa dạng và phong phú, hầu hết các chùa đều có gian thờ mẫu, ban thờ các nhân vật Nho và Ðạo giáo. Trong khi đó, hệ thống tượng tại miền Trung đã giản lược đi rất nhiều, bắt đầu xuất hiện những chùa thờ Phật độc tôn. Còn ở Nam Bộ, những chùa cổ có hệ thống tượng tương đối giống miền Bắc, phổ biến kiểu thờ tiền Phật hậu Tổ, ban thờ Tổ đặt ngay sau chính điện. 

    1. Miền Bắc 

    Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Tượng thờ được bài trí qua các thời kỳ song song với việc phát triển kiến trúc và là một trong những nguyên nhân mà bố cục ngôi chùa thay đổi. 
    Khác biệt trong bài trí tượng thờ không chỉ ở quy mô của Phật điện mà còn do ảnh hưởng của tông phái, do trình độ của người trụ trì, do kinh phí nhiều ít, do được cúng tiến tượng thờ... 
    Không có một công thức duy nhất cho bài trí tượng thờ, nhưng có một số điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như Trần Lâm Biền, Trần Nho Thìn, Nguyễn Đăng Duy...

    Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai) . Triết lý này được biểu hiện qua bộ tượng Tam thế phật và việc bố trí tượng thờ theo hàng dọc gồm tượng Di Đà tam tôn (quá khứ), Thích ca niệm hoa còn gọi là Hoa nghiêm tam thánh (Hiện tại) và Di lặc (thể hiện tương lai). Tiếp đó là những bức tượng thể hiện sự tích Đức Phật, như tượng Tuyết Sơn khổ hạnh (khi đức Thích Ca tu luyện khổ hạnh trên núi Tuyết), tượng Thích ca nhập Niết Bàn hay đản sanh. Trong khi chùa nào cũng có tượng đức phật đản sanh thì nhiều chùa không bày tượng Phật nhập Niết Bàn va tượng Di lặc do quan niệm hiện nay là thời hiện tại, chưa đến tương lai. 
    Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật. Ví dụ chùa Thầy Hà Tây thờ đức Từ Đạo Hạnh, chùa Keo Thái Bình thờ thần Nguyễn Minh Không…Nhiều chùa do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa còn thờ cả tượng Quan Công, Châu Xương… 

    user posted image

    H1. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa nội công ngoại quốc

    user posted image

    H2. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Đinh

    user posted image

    H3. Cách bài trí tượng thường gặp trong ngôi chùa chữ Công

    2. Miền Trung 

    Việc thờ Tổ trong các chùa miền Trung trở nên quan trọng hơn, thường bàn thờ sư tổ được đặt ngay sau bàn thờ Phật tạo thành cách thờ Tiền phật hậu tổ (đề cao thờ cúng tổ tiên - sư tổ trụ trì chùa, nói lên vị thế quan trọng của con người trong việc mở mang Phật giáo ở Trung Bộ ). Ví dụ như chùa Quốc Ân (Huế), chùa Từ Hiếu ( Huế), chùa Chúc Thánh ( Hội An) đều có dạng chánh điện (hay còn gọi là đại hùng bảo điện) phía trước thờ Phật, phía sau ngăn ra thành gian thờ Tổ hoặc các tăng chúng quá cố.
    Nói chung, việc bài trí tượng thờ tại các chùa miền Trung không thống nhất. Nhưng thông thường các chùa thờ tượng Di Lặc ( tương lai tươi sáng hơn), thờ Quan Âm (cứu khổ cứu nạn cho con người), Ðịa Tạng bồ tát (chống lại thiên tai ác nghiệt tại vùng đất này). Các chùa ở Thuận Hoá thường bị ảnh hưởng đậm nét của phong cách Trung Hoa trong việc tạo tác tượng Phật cùng như bài trí Phật điện, nên nhiều chùa không thờ bộ Tam thế mà chỉ thờ Di đà tam tôn ( tam thánh Tây Phương) hoặc thờ độc tôn đức Thích ca (chùa Từ Ðàm). Một số trường hợp đặc biệt khác như chùa có ban thờ Quan Thánh (chùa Quốc Ân), chùa không có ban thờ Tổ như chùa Thánh Duyên - Huế.
    Cùng với hệ thống tượng Phật, các tượng thuộc các tôn giáo khác cũng có phần thay đổi. Trong các chùa Huế ta không thấy tượng Bát Bộ Kim Cương hoặc Mẫu liễu hạnh, thay vào đó là thờ Thiên Yana và Tiêu diện. Xu hướng tạc tượng thờ các ông hoàng bà chúa, quan lại nhà Nguyễn đã có công đóng góp xây dựng cho nhà chùa và các vị khai canh khai khẩn tương đối phổ biến ở đây.
    Ví dụ ta có thể thấy cách bố trí tượng thờ của chùa Thập Tháp Di đà tại Bình Ðịnh như sau: khu chính điện thờ Tam thế Phật và tượng Phật Quan âm, nhà Phương trượng phía sau thờ sư tổ, khu đông đường và tây đường có nơi thờ phụng sư Nguyên Thiều, các sư trị trì khác và Phật tử. 

    user posted image

    Chùa Thuyền Tôn , Huế

    3. Miền Nam 

    Chùa Nam Bộ phổ biến việc thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật. Ví dụ chùa Giác Hải (1890), chùa Giác Lâm tại thành phố Hồ Chí Minh. Các vị sư tổ có công hoằng dương Phật Pháp. Thờ tượng Ðạo Lão cũng gặp ở một số chùa, ví dụ thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Ðẩu ở chùa Sắc Tứ Từ Ân . Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trong khuôn viên chùa Giác Lâm là một minh chứng cho sự cộng sinh của tôn giáo và tín ngưỡng.
    Chùa Miền Nam tôn thờ Ðức Thích Ca hoặc Adi Ðà làm chủ đạo. Ví dụ chùa Vĩnh Tràng, Tây An thờ Phật A Di Ðà , có thể lý giải việc ít tượng thờ tại Nam Bộ như sau: Phật giáo Tịnh Ðộ Tông tôn thờ Ðức A Di Ðà làm giáo chủ với cách tu Phật dễ nhất, chỉ cần niệm nhiều lần tên A Di Ðà Phật là có thể tu Phật và thành Phật. Do đó, với con người Nam Bộ lao động lo cho hiện thực cuộc sống thì đây là cách hiệu quả nhất để theo Phật. Còn một số ngôi chùa chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện có thể là do ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu Thừa , chỉ tôn thờ một mình đức Thích Ca. Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.

    user posted image

    Ví dụ bố trí tượng thờ trong chính điện chùa Sắc Tứ Linh thứu- Tiền Giang

    TLTK 
    Nguyễn Quảng Tuân-Huỳnh Lứa-Trần Hồng Liên. Những ngôi chùa ở Nam bộ. NXB TPHCM 1994.
    Nguyễn Ðăng Duy. Phật giáo với văn hoá Việt Nam. NXB Hà Nội 1999.

    nhànhlantím - October 11, 2004 08:25 AM (GMT)
    Tượng thờ trong không gian kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

    Hệ thống tượng Phật (Phật là danh hiệu cho những ai đã thoát ly được sinh tử)

    Bộ tam thế Phật : Tượng biểu trưng cho tất cả các chư Phật ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba pho tượng bằng nhau, hình dáng như nhau, thường được tạo tác mang những quý tướng như gồ thịt ở đỉnh đầu, tóc xoắn ốc, ngực có chữ vạn.

    user posted image

    Phật A Di Ðà : ( vô lượng quang Phật, vô lượng thọ Phật) Ðức Phật A Di Ðà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc, chủ trong việc tế độ chúng sinh.Tượng Ðức Phật A Di Đà cũng như tượng Phật nói chung mặt tròn, cằm vuông vức, đôi tai dài, ôm lấy mặt, đôi mắt khép thanh thản. Thường thấy trong tư thế toạ thiền hoặc thuyết pháp.

    user posted image

    Thích Ca mầu ni Phật : Tượng thờ Đức Thích Ca thường có hai vị đệ tử của ngài là Anan và Cadiếp hai bên (còn gọi là bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh). Tượng này mô tả lúc đức Thích ca đã thành Phật, thường được tạc theo kiểu ngồi cầm hoa sen đưa lên, toạ thiền hoặc đang thuyết pháp.

    user posted image

    Thích ca cửu long : Bức tượng mô tả đức Phật Thích ca đản sinh. Thường gặp dạng tượng đứa trẻ ở giữa, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng hiện ra phun nước cho Ngài tắm.

    user posted image

    Tượng Tuyết Sơn : Bức tượng mô tả lúc đức Phật Thích Ca tu khổ hạnh trên núi tuyết 6 năm mà không tìm ra chân lý. Tượng được tạc mang hình dáng gầy gò, da bọc xương.

    user posted image


    18 vị A la hán: Chùa Việt Nam thờ 18 vị A La Hán giống Trung Quốc và Tây Tạng, là những bậc tu đến không sinh không tử, đã loại bỏ được những phiền não cho mình. Các tượng A La Hán được tạc nhiều kiểu, nhiều dáng khác nhau, trông sống động, kích thước tương tự như người thực.

    user posted image

    user posted image

    user posted image

    nhànhlantím - October 11, 2004 08:26 AM (GMT)
    Tượng Bồ tát : Bồ tát thường hiện diện ở các không gian khác nhau để hoá độ chúng sinh và hành luyện nhằm đạt được Phật quả.

    Di Lặc Bồ Tát Ðức Di Lặc sẽ thay thế đức Phật Thích ca ở thế giới Sabà (thế giới loài người sinh sống), đức Di Lặc tuy chưa thành Phật nhưng lấy lòng từ bi mà phổ độ chúng sinh nên mọi người đều gọi ngài là Phật. Ðức Di Lặc được mô tả như một cụ già phúc hậu, to béo đang cười ngửa lưng về phía sau có vẻ không lo buồn gì cả. Ðức Di Lặc hợp với Pháp hoa lâm bồ tát và Ðại diệu tướng Bồ tát thành bộ Di Lặc tam tôn.

    user posted image

    user posted image

    Văn Thù Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát hiểu rõ Phật tính và đủ ba đức là Pháp thân, bát nhã và giải thoát. Ngài biểu hiện cho sự anh minh về trí tuệ, tượng thờ ngài thường có dạng 5 búi tóc biểu thị cho 5 trí của nhà Phật, cưỡi trên sư tử xanh biểu thị sức mạnh của trí tuệ, tay cầm thanh gươm biểu thị cho 5 lợi hại của trí tuệ.

    user posted image

    Phổ hiền Bồ Tát : Ngài là vị Bồ tát chủ về chân lý, về thiền định và tu hành của các vị Phật, ngài có những chân lý trị được những vô minh.Tượng ngài thường hay tạc tay cầm hoa sen, sắc mặt trắng, thanh kiếm sáng biểu thị cho chân lý sắc bén, trong sáng. Tượng thờ Ngài thường ngồi trên con voi trắng, biểu thị cho chân lý trong sáng, chắc chắn.

    user posted image

    Ðại thế chí Bồ Tát 0 :Vị này cùng Quan thế âm giúp Phật A Di Đà để tế độ chúng sinh. Tượng Đức Ðại Thế chí thường được đặt ở bên tay trái của Ðức Phật A Di Đà trong bộ Di đà tam tôn. Dáng vẻ mang phong cách người phụ nữ, tay thường được tạc cầm quyển kinh biểu lộ cho sự thông tuệ.

    user posted image

    Quán thế âm Bồ tát Là bậc Ðại Bồ Tát có lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Tượng thờ có nhiều dạng hình hài khác nhau , ví dụ Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Chuẩn Đề Quan Âm, Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Tống Tử (Quan Âm Thị Kính). Quan Âm Thiên thủ thiên nhãn thường có nhiều đầu, mắt và tay, tượng Quan Âm Chuẩn Đề thì có ba mắt, mười tám tay và mặc áo sắc trắng. Tượng Phật Bà Quan âm thường có hình tượng một người phụ nữ đẹp đứng hoặc ngồi trên toà sen, tay cầm lọ nước cam lộ và cành dương liễu, còn tượng Quan Âm Thị Kính thường ôm đứa trẻ trên tay. Nói chung , tượng Quan âm Việt Nam đều mang phong cách nữ.

    user posted image

    user posted image

    Ðịa tạng Bồ tát : Là vị Bồ tát tính lặng, sâu xa mà kín đáo, ngài là Bồ tát đắc đạo nhưng vẫn ở lại địa ngục để cứu giúp chúng sinh ở đây. Có thể nói ngài là người cai quản, cứu độ chúng sinh ra khỏi địa ngục.Tượng Ðịa tạng Bồ tát thường có đầu tròn, một tay cầm bảo châu, một tay cầm gậy tích trượng. Có một số chùa tạc ngài ngồi xếp bằng tay cầm bảo châu.

    user posted image

    nhànhlantím - October 11, 2004 08:26 AM (GMT)
    Tượng các vị la hán, tôn giả, kim cương, thiên vương... : Các vị này thường hiện diện ở các không gian khác nhau để hoá độ chúng sinh và hành luyện nhằm đạt được Phật quả .

    Phạm Thiên, Ðế Thích : Hai vị thiên vương làm chủ thế giới Sa bà ( Sắc giới và dục giới) và hộ trì Ðức Thích Ca khi Ngài chưa thành Phật. Vị trí tượng thường đặt hai bên tượng Thích ca cửu long. Tượng được tạc mặc đồ long bào, ngồi trên ngai như vị hoàng đế.

    user posted image

    Tượng Ananđà và Ca Diếp 
    Là hai đệ tử của đức Phật khi ngài còn trên dương thế. Vị trí tượng hai vị này thường đặt hai bên Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni . 
    Tượng Ananđà được diễn tả trong tư thế đứng, hai tay chắp trước ngực, mặc áo pháp. Tượng Ca diếp già hơn, gầy và hốc hác, ngài mặc áo nhà chùa và tay để khum trước ngực.

    user posted image

    Hộ Pháp : Hai pho tượng Hộ Pháp khuyến thiện và trừng ác có sứ mạng về việc hộ trì Phật Pháp. Kích thước tượng thường cao lớn, mặc áo giáp, đội mũ trụ, tay cầm binh khí, hình dáng dữ tợn. Các tượng này được tạc trong thế đứng hoặc ngồi trên lưng lân.

    user posted image

    Bát Bộ Kim cương : Các vị là Thần tướng trên trời nguyện đem thần lực để hộ trì Phật pháp. Hình dáng được tạc như thiên tướng, oai nghiêm mạnh mẽ.

    user posted image

    user posted image

    Tứ Thiên vương và Tứ Bồ Tát : Biểu thị sự hộ thế Phật, hộ thế gian. Bốn vị thiên vương phân nhau cai quản 4 cõi ở núi Tudi. Tượng Tứ thiên vương thường thấy gồm 4 vị mặc áo vương phục. Tứ Bồ tát gồm Ái Bồ tát, tay cầm tên, Sách Bồ tát cầm dây, Ngữ Bồ tát cầm lưỡi, quyền Bồ tát, tay nắm chặt trước ngực.

    user posted image

    Thập điện diêm vương Là mười vị Diêm Vương coi 10 điện dưới âm phủ. Thập điện Diêm vương để nhằm mục đích răn đe mọi hành vi gây nghiệp ác.Thông thường Thập điện Diêm vương hình mười ông mặc áo phán quan, đôi khi có chùa làm thành những động thập điện.

    user posted image

    [B] Bồ đề đạt ma[B] : Ðức Ðạt Ma người ấn Ðộ, là sư tổ của Thiền tông Trung Hoa và được coi là sư tổ của Thiền tông.Tượng hoặc tranh vẽ thờ ngài mô tả một người tóc quăn, mũi cao, râu quai nón và thường được thờ trong nhà Tổ.

    user posted image
  24. Bộ tượng Tam Bảo trong các chùa miền Bắc
    Bên trên cùng là tượng Tam Thế Phật gồm Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai
    Pho tượng Tam Thế khá đẹp sau đây là của chùa Côn Sơn ở Chí Linh Hải Dương tạc theo mô tip Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam
    Lớp dưới tiếp là tượng Phật A Di Đà thường là tạc to nhất chùa
    có chùa tượng Phật Di Đà còn to hẳn 1 gian chùa như chùa Châu Long phường Trúc Bạch
    đứng 2 bên tượng Di Đà thường là A Nan và Ca Diếp, hoặc có chùa xếp tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát hai bên tạo thành bộ Lăng Nghiêm Tam Thánh
    NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ COI HÌNH LỚN RA
    Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên con voi trắng sáu ngà
    tượng chùa Châu Long phường Trúc bạch Hà Nội
     tượng chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ Hà Tây
    Tượng Phật Văn Thù cưỡi con Nghê xanh
    tượng chùa Châu Long phường Trúc Bạch
    tượng chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ
    có một số chùa thì xếp hai pho tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát cạnh Phật Di Đà cũng phổ biến tùy theo quỹ làm chùa mà tạc tượng cũng khác phổ biến trên miền bắc nước ta gọi là bộ Tây Phương Tam Thánh
    NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ COI HÌNH LỚN RA
    Quan Âm Bồ Tát cầm bình Cam Lộ và cành Dương Liễu, còn Đại Thế Chí Bồ Tát tay cầm hoa sen
    lớp tiếp theo là tượng Niêm Hoa Vi Tiếu nghĩa là đức Phật Thích Ca cầm bông hoa sen mỉm cười
    tượng chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương
     tranh của Ấn Độ
    Niêm Hoa Vi Tiếu ở đây là khi còn tại thế, đức Phật Thích Ca sắp nhập diệt, Ngài cầm 1 đóa sen trên tay mỉm cười trước toàn chúng tăng, duy chỉ có Ca Diếp cũng mỉm cười theo Phật và hiểu được ý nghĩa của điều đức Phật muốn truyền dạy, khi đức Thế Tôn nhập diệt Niết Bàn thì đức Thế Tôn truyền thụ hết cho Ca Diếp kế đăng Phật Giáo sau này
    Hai bên tượng Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu này thường xếp tượng A Nan và Ca Diếp tùy theo từng chùa
    Hàng tiếp là Quan Âm Bồ Tát, tượng cổ thì các cụ ít tạc tượng Quan Âm Bồ Tát mà chủ yếu chỉ có tượng Phổ Hiền, Văn Thù, Thế Chí, nhưng ngày nay thì khá phổ biến trong mọi chùa, hai bên Quan Âm thường là Chiêu Tài Đồng Tử và Ngọc Nữ Quan Âm hoặc có chùa xếp tượng Văn Thù và Phổ Hiền hai bên như ảnh Tam Bảo trên
    lớp tiếp theo là Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn 
    NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ COI HÌNH LỚN RA
    tượng chùa Bút Tháp Bắc Ninh
    NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ COI HÌNH LỚN RA
    tượng Phật từ 12 đến 24 tay thì được gọi là Phật Chuẩn Đề
    Hai bên tương Thiên Thủ Thiên Nhãn thường xếp tượng Ngọc Nữ Kim Đồng đứng hầu tùy chùa có thể xếp khác
    Lớp tiếp là tượng Thích Ca Tuyết Sơn
     tượng chùa Trăm Gian Chương Mỹ
    La hán Tuyết Sơn là đức Thích Ca khi tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn mỗi ngày chỉ ăn 5 hạt vừng và uống nước gọi là tu ép xác để suy ngẫm về cuộc đời thế gian. Pho tượng này miêu tả dáng khắc khổ của Bồ Tát Tất Đạt Đa, pho tượng này chưa thành Phật nên chưa được ngồi lên hoa sen
    hai bên tượng Tuyết Sơn như chùa Tây Phương xếp tượng A Nan và Ca Diếp
    lớp tiếp theo là Bồ Tát Di Lặc là pho tượng béo ục uỵch cười hớn hở tượng trưng cho trong tương lai tốt đẹp
    Chùa Tây Phương xếp cạnh tượng Di Lặc là Bồ Tát Diệu Tường và Bồ Tát Hoa Lâm
    Bồ Tát Diệu Tường là tiền thân của Phật Phổ Hiền khi ở Ấn Độ là nam nhưng khi sang Trung Quốc họ cải hóa đi là Nữ
    Bồ Tát Hoa Lâm là tiền thân của Phật Văn Thù Bồ Tát
    lớp tiếp theo là tượng Thích Ca Cửu Long hay còn gọi là tượng đức Phật Thích Ca lúc mới sinh ra có 9 con rồng tập trung lại phun nước tắm cho Phật nên ngày Phật đản thường có mưa là vì vậy
    Bốn vị hộ pháp chính như ảnh Tam bảo trên là
    Tăng Trường thiên vương cầm gươm, để chặt đứt Vô minh; 
    Trì Quốc thiên vương cầm đàn, để thức tỉnh chúng sinh; 
    Đa Văn thiên vương cầm cờ (hay lọng) tượng trưng chiến thắng; 
    Quảng Mục thiên vương cầm con rắn bảo vệ ngọc như ý.
    Nhiều chùa tạc thêm tượng Quan Công Vũ Thánh mặc áo xanh cầm Thanh Long Đao như ảnh Tam bảo trên và Thái tử Kỳ Đà người đã tiến cúng đức Phật Thích Ca cả một ngôi vườn lát toàn vàng ròng kín hết khu vườn
     tượng Thái Tử Kỳ Đà chùa tây Phương 
    Có khá nhiều chùa tạc tượng Thổ Địa và Mục Liên tôn giản như ảnh Tam bảo trên xếp trên tam bảo



    Chùa Hòe Nhai Hà Nội có tác phẩm tượng Phật khá độc đáo là đức Phật ngồi trên lưng ông vua




    Dưới đây là hình ảnh tượng đúc bằng đồng đức Phật Thích Ca đản sinh của Trung Quốc lễ Phật đản
                 
        


    Nghi thức cúng Phật
    theo tư liệu ảnh của Trung Quốc



    tượng đức ông thì phổ biến chùa nào cũng thờ

    tượng chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương

    "Phật A Di Đà thường là tạc to nhất chùa đứng 2 bên tượng Di Đà thường là A Nan và Ca Diếp, hoặc có chùa xếp tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát hai bên tạo thành bộ Lăng Nghiêm Tam Thánh"...ở đây bạn nhầm lẫn giữa Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật A Di Đà...
    Đức Phật A Di Đà ở Tịnh Độ Quốc cùng 2 vị Bồ Tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí được gọi là Tây Phương Tam Thánh ! 
    Căn cứ vào tranh tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu bên trái, còn Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử hầu bên phải Đức Phật Tỳ Lô Giá Na. 
    Đại Nhật Như Lai (sa.: Vairocana, Mahavairocana; zh.: 大日如来, 毘盧遮那佛), hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là Pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.

  25. Tượng Quán Thế Âm cao 11m ở Bạc Liêu(zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja.kanzeon, bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8b/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_Qu%C3%A1n_Th%E1%BA%BF_%C3%82m_%E1%BB%9F_B%E1%BA%A1c_Li%C3%AAu.jpg
  26. Tượng Bồ Tát Địa Tạng trên núi Osore, Nhật Bản(zh. 地藏, sa. kṣitigarbha, ja.jizōsa yi snying po ས་ཡི་སྙིང་པོ་)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d5/Jizo-osorezan-jpatokal.jpg
  27. Đại Thế Chí (zh. 大勢至, sa. mahasthāmaprāpta, ja. daiseishi)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/Museum_f%C3%BCr_Ostasiatische_Kunst_Dahlem_Berlin_Mai_2006_008.jpg
  28. Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, ja. miroku, bo. byams pa བྱམས་པ་)
  29. Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī, ja. monju, bo. `jam pa`i dbyangsའཇམ་པའི་དབྱངས་)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/75/Manjusri_Kumara_%28bodhisattva_of_wisdom%29%2C_India%2C_Pala_dynesty%2C_9th_century%2C_stone%2C_Honolulu_Academy_of_Arts.jpg
  30. Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་)http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a2/Puxian_Emei.jpg
  31. k

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét