Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
TƯỢNG PHẬT
Bên trên cùng là tượng Tam Thế Phật gồm Quá Khứ, Hiện Tại, Tương Lai
Pho tượng Tam Thế khá đẹp sau đây là của chùa Côn Sơn ở Chí Linh Hải Dương tạc theo mô tip Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam
Lớp dưới tiếp là tượng Phật A Di Đà thường là tạc to nhất chùa
có chùa tượng Phật Di Đà còn to hẳn 1 gian chùa như chùa Châu Long phường Trúc Bạch
đứng 2 bên tượng Di Đà thường là A Nan và Ca Diếp, hoặc có chùa xếp tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát hai bên tạo thành bộ Lăng Nghiêm Tam Thánh
Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi trên con voi trắng sáu ngà
tượng chùa Châu Long phường Trúc bạch Hà Nội
tượng chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ Hà Tây
Tượng Phật Văn Thù cưỡi con Nghê xanh
tượng chùa Châu Long phường Trúc Bạch
tượng chùa Trăm Gian huyện Chương Mỹ
có một số chùa thì xếp hai pho tượng Quan Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát cạnh Phật Di Đà cũng phổ biến tùy theo quỹ làm chùa mà tạc tượng cũng khác phổ biến trên miền bắc nước ta gọi là bộ Tây Phương Tam Thánh
Quan Âm Bồ Tát cầm bình Cam Lộ và cành Dương Liễu, còn Đại Thế Chí Bồ Tát tay cầm hoa sen
lớp tiếp theo là tượng Niêm Hoa Vi Tiếu nghĩa là đức Phật Thích Ca cầm bông hoa sen mỉm cười
tượng chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương
tranh của Ấn Độ
Niêm Hoa Vi Tiếu ở đây là khi còn tại thế, đức Phật Thích Ca sắp nhập diệt, Ngài cầm 1 đóa sen trên tay mỉm cười trước toàn chúng tăng, duy chỉ có Ca Diếp cũng mỉm cười theo Phật và hiểu được ý nghĩa của điều đức Phật muốn truyền dạy, khi đức Thế Tôn nhập diệt Niết Bàn thì đức Thế Tôn truyền thụ hết cho Ca Diếp kế đăng Phật Giáo sau này
Hai bên tượng Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu này thường xếp tượng A Nan và Ca Diếp tùy theo từng chùa
Hàng tiếp là Quan Âm Bồ Tát, tượng cổ thì các cụ ít tạc tượng Quan Âm Bồ Tát mà chủ yếu chỉ có tượng Phổ Hiền, Văn Thù, Thế Chí, nhưng ngày nay thì khá phổ biến trong mọi chùa, hai bên Quan Âm thường là Chiêu Tài Đồng Tử và Ngọc Nữ Quan Âm hoặc có chùa xếp tượng Văn Thù và Phổ Hiền hai bên như ảnh Tam Bảo trên
lớp tiếp theo là Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
tượng chùa Bút Tháp Bắc Ninh
tượng Phật từ 12 đến 24 tay thì được gọi là Phật Chuẩn Đề
Hai bên tương Thiên Thủ Thiên Nhãn thường xếp tượng Ngọc Nữ Kim Đồng đứng hầu tùy chùa có thể xếp khác
Lớp tiếp là tượng Thích Ca Tuyết Sơn
tượng chùa Trăm Gian Chương Mỹ
La hán Tuyết Sơn là đức Thích Ca khi tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn mỗi ngày chỉ ăn 5 hạt vừng và uống nước gọi là tu ép xác để suy ngẫm về cuộc đời thế gian. Pho tượng này miêu tả dáng khắc khổ của Bồ Tát Tất Đạt Đa, pho tượng này chưa thành Phật nên chưa được ngồi lên hoa sen
hai bên tượng Tuyết Sơn như chùa Tây Phương xếp tượng A Nan và Ca Diếp
lớp tiếp theo là Bồ Tát Di Lặc là pho tượng béo ục uỵch cười hớn hở tượng trưng cho trong tương lai tốt đẹp
Chùa Tây Phương xếp cạnh tượng Di Lặc là Bồ Tát Diệu Tường và Bồ Tát Hoa Lâm
Bồ Tát Diệu Tường là tiền thân của Phật Phổ Hiền khi ở Ấn Độ là nam nhưng khi sang Trung Quốc họ cải hóa đi là Nữ
Bồ Tát Hoa Lâm là tiền thân của Phật Văn Thù Bồ Tát
lớp tiếp theo là tượng Thích Ca Cửu Long hay còn gọi là tượng đức Phật Thích Ca lúc mới sinh ra có 9 con rồng tập trung lại phun nước tắm cho Phật nên ngày Phật đản thường có mưa là vì vậy
Bốn vị hộ pháp chính như ảnh Tam bảo trên là
Tăng Trường thiên vương cầm gươm, để chặt đứt Vô minh;
Trì Quốc thiên vương cầm đàn, để thức tỉnh chúng sinh;
Đa Văn thiên vương cầm cờ (hay lọng) tượng trưng chiến thắng;
Quảng Mục thiên vương cầm con rắn bảo vệ ngọc như ý.
Nhiều chùa tạc thêm tượng Quan Công Vũ Thánh mặc áo xanh cầm Thanh Long Đao như ảnh Tam bảo trên và Thái tử Kỳ Đà người đã tiến cúng đức Phật Thích Ca cả một ngôi vườn lát toàn vàng ròng kín hết khu vườn
tượng Thái Tử Kỳ Đà chùa tây Phương
Có khá nhiều chùa tạc tượng Thổ Địa và Mục Liên tôn giản như ảnh Tam bảo trên xếp trên tam bảo
Chùa Hòe Nhai Hà Nội có tác phẩm tượng Phật khá độc đáo là đức Phật ngồi trên lưng ông vua
Dưới đây là hình ảnh tượng đúc bằng đồng đức Phật Thích Ca đản sinh của Trung Quốc lễ Phật đản
ượng đức ông thì phổ biến chùa nào cũng thờ
tượng chùa Côn Sơn Chí Linh Hải Dương
"Phật A Di Đà thường là tạc to nhất chùa đứng 2 bên tượng Di Đà thường là A Nan và Ca Diếp, hoặc có chùa xếp tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát hai bên tạo thành bộ Lăng Nghiêm Tam Thánh"...ở đây bạn nhầm lẫn giữa Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật A Di Đà...
Đức Phật A Di Đà ở Tịnh Độ Quốc cùng 2 vị Bồ Tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí được gọi là Tây Phương Tam Thánh !
Căn cứ vào tranh tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu bên trái, còn Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử hầu bên phải Đức Phật Tỳ Lô Giá Na.
Đại Nhật Như Lai (sa.: Vairocana, Mahavairocana; zh.: 大日如来, 毘盧遮那佛), hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là Pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét