Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Tây An Cổ Tự (Chợ Mới)

Tây An cổ tự do Tổng đốc Nguyễn Nhật An, một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) xây dựng. Theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên, ông khấn, nếu đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì. Ông là một chí sĩ yêu nước, tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão 1807 và viên tịch năm 1856 tại làng Tòng Sơn, Sa Đéc. Mặc dù mất sớm, nhưng ông đã làm được rất nhiều việc như thành lập nhiều trại ruộng quanh vùng Bảy Núi để khấn hoang, sản xuất và trở thành căn cứ chống Pháp… Ông có nhiều đệ tử nổi tiếng như quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử của ông đã khởi nghĩa chống Pháp ở Láng Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ và nhiều đệ tử khác như Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyến, Đạo Ngoạn… ngoài việc tu hành, ông có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả, nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này được nhân dân gọi đến ngày nay.Thời gian Đoàn Minh Huyên đến tu ở chùa Tây An, nhưng lòng ông vẫn luyến nhớ trại ruộng đơn sơ ở cốc ông Đạo Kiến trên cù lao Ông Chưởng. Đấy là nơi khi xưa ông phát phù trị bệnh cho hằng ngàn bệnh nhân bị nạn dịch tả bạo hành, nên vẫn thường lui tới viếng thăm.
Đến khi người dân tự nguyện xây dựng một nơi thờ phương Tam Bảo ở chốn này, ông Đoàn Minh Huyên đặt tên cho ngôi chùa ấy là Tây An cổ tự (xưa thuộc xã Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Và sau này ngôi chùa Tây An ở núi Sam đã có trên 150 tuổi, tấm biển tên chùa “Tây An tự” ở cổng được chỉnh sửa lại là “Tây An cổ tự”, nên mới xảy ra việc trùng tên chùa.










File:Tây An cổ tự Chợ Mới.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét